Cách bày bàn thờ ngày Tết đầy đủ cho Tết miền Bắc và Tết miền Nam
Đối với người Việt, Tết được xem là ngày lễ quan trọng và lớn nhất trong năm. Bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón năm mới thì việc trang trí và bày bàn thờ gia tiên cũng được các gia đình chú trọng hơn cả. Bởi bàn thờ là nơi bày tỏ lòng hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cầu chúc cho năm mới mọi sự bình an. Đồng thời cũng là nơi dâng hương lễ cúng. Vậy bày bàn thờ ngày Tết như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bày bàn thờ ngày Tết cần những gì?
![]() |
Đồ trang trí
-
Nến hoặc đèn: gồm 2 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến.
Vị trí đặt hai bên bàn thờ, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
-
Lọ hoa: cần có 2 lọ hoa, 1 lọ đựng hoa, 1 lọ đựng
cây vàng cây bạc. Tuyệt đối không được dùng hoa giả để thắp hương mà nên dùng
hoa tươ. Tuy nhiên không phải loại hoa nào cũng có thể để bày bàn thờ ngày Tết.
Nếu bạn chưa biết nên dùng hoa nào cho bàn thờ ngày Tết, tham khảo ngay bài viết
dưới đây nhé
>>> Xem ngay: Trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, chuẩn phong thuỷ
Đồ thờ cúng
-
3 chén nước, 3 chén rượu.
-
Hương (nhang).
-
Mâm ngũ quả
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Nghi thức chuẩn bị là thế, nhưng mỗi vùng miền trên đất nước
lại mang những đặc trưng riêng trong cách trang trí và bày bàn thờ ngày Tết. Tất
nhiên đối với cả hai miền thì trên bàn thờ chắc chắn không thể thiếu đèn, hương
và hoa quả. Tuy nhiên theo quan niệm vùng miền mà ở miền Bắc sẽ có chút khác biệt
so với miền Nam.
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả chắc chắn không thể thiếu hai loại quả đặc trưng là chuối và bưởi. Bởi nó mang ý nghĩa nâng đỡ cho các loại quả khác. Chuối tượng trưng cho sự che chở, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Bưởi trong mâm ngũ quả tượng trưng cho sự thành kính với bề trên. Ngoài ra bạn cũng có thể bày thêm một số loại quả khác như phật thủ, đu đủ, cam, hồng…
Mâm cơm thờ cúng gia tiên cũng được chuẩn bị khá đầy đủ. Với
bốn bát bốn đĩa được xếp theo hình tứ trụ đại diện cho bốn phương cũng như bốn
mùa trong năm. Các món ăn thường có trên mâm là giò lụa, thịt gà, dưa hành,
canh xương, bánh chưng…
Khi bày bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc người ta thường để lộ
hai cây đèn ra phía ngoài và đặt lọ hoa bên trong để tăng thêm phần sinh khí
cho bàn thờ. Bởi vì đèn giúp mang đến nguồn năng lượng ấm, xua đuổi được tà
khí.
Bàn thờ ngày Tết miền Nam
Bàn thờ ngày Tết miền Nam thường được bài trí khá đơn giản. Một số vật trên bàn thờ có bộ lư, bình bông, bát hương và chén nước thờ. Vật phẩm thờ cúng thường là đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạc ngự long nguy, bát nhang, lọ hoa, choé thờ, kỷ chén…Tuỳ vào điều kiện gia đình mà có thể thêm hoặc bớt.
Mâm ngũ quả miền Nam chó chút khác biệt so với Miền Bắc. Ở
đây, người ta kiêng đặt chuối và cam bởi họ quan niệm rằng sẽ mang lại điều xui
xẻo, khổ cực. Thay vào đó, mâm ngũ quả ở miền Nam chủ yếu bày các loại quả như
cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung…biểu trưng cho sự sung túc, mang lại những điều
tốt lành…Và thường trưng bày các loại hoa như hoa lay ơn.
Mâm cỗ ở miền Nam thường có các món khá đặc trưng như thịt
kho hột vịt, củ kiệu, bánh chưng, mướp đắng nhồi thịt…Mỗi món ăn sẽ tương ứng với
các hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Những hoạt động trang trí, bài trí bàn thờ đều có ý nghĩa
mang tính tâm linh cao. Không chỉ cần quan tâm về cách bài trí làm sao đầy đủ,
phù hợp và đẹp mắt thì cũng cần lưu ý đến yếu tố phong thuỷ. Vậy bài trí bàn thờ
gia tiên làm sao đúng, chuẩn phong thuỷ? Tham khảo ngay bài đọc tiếp theo ngay
bạn nhé
>> Xem ngay: Cách bài trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy
Nhận xét
Đăng nhận xét