Lễ cúng nhập trạch cần những gì?


Lễ nhập trạch được hiểu là lễ khi chuyển vào nhà mới. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người Việt nhằm báo cáo lên thần linh, thổ địa ngôi nhà mới nhằm nhận được sự giúp đỡ, mọi điều êm xuôi. Vậy lễ nhập trạch cần những gì? Bạn sẽ có câu trả lời ngay sau đây.

Lễ nhập trạch cần những gì?

Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Ngày tốt để làm lễ nhập trạch cần phải là ngày hợp với gia chủ hoặc là ngày đẹp. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể áp dụng một số cách xem ngày như xem ngày theo tuổi, xem ngày theo cung hoàng đạo, xem ngày dựa trên hướng nhà…

Bên cạnh đó, gia chủ nên kiêng nhập trạch vào tháng 7 âm lịch liên quan đến cõi âm (như có tiết Thanh minh và lễ Vu Lan). Nên tránh các ngày xấu như Dương Công Kỵ, ngày Thọ Tử, ngày Tam Nương.

-          Ngày Dương Công Kỵ: 13 tháng giêng, 11 tháng 2, 9 tháng 3, 7 tháng 4, 5 tháng 5, 3 tháng 6, 8 và 29 tháng 7, 27 tháng 8, 25 tháng 9, 23 tháng 10, 21 tháng 11, 19 tháng chạp…

-          Ngày Thọ Tử: ngày 5 – 14 – 23 âm lịch hàng tháng.

-          Ngày Tam Nương: ngày 3 – 7 – 13 – 18 – 22 – 27 âm lịch hàng tháng.



Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch cần những gì? Theo truyền thống, mâm cúng nhập trạch gồm có mâm ngũ quả, mâm lễ và mâm cúng chay hoặc mặn tuỳ từng gia đình. Gia chủ có thể tham khảo sắm lễ mâm cúng như sau:

Mâm lễ hoa quả

Mâm ngũ quả trong lễ cúng nhập trạch cũng không đòi hỏi cầu kỳ. Gia chủ chỉ cần lựa chọn đủ 5 loại trái cây với các quả to, căng, màu sắc bắt mắt, không bị thối nát. Sau khi chọn xong, hoa quả cần được rửa sạch và sắp xếp lên mâm.

Mâm lễ hương hoa

Với mâm cúng nhập trạch, bạn cần một số loại lễ vật như sau:

  •         Hoa tươi: nên chọn hoa cúc, hoa huệ trắng…tránh dùng các loại hoa dại, không sạch sẽ.
  •         Hương.
  •        1 cặp nến. 
  •        Trầu cau đã têm sẵn.
  •         Vàng mã.
  •         Muối, gạo, nước.

      Mâm cơm cúng

Theo mỗi gia đình mà sẽ lựa chọn mâm cúng cơm chay hoặc mặn. Với mâm cơm cúng mặn cần có:

  •           Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc.
  •           Gà luộc, xôi.
  •           3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc lá.

Bên cạnh đó, gia chủ có thể chuẩn bị tuỳ tâm hoặc theo phong tục của từng vùng miền.

Với mâm cơm chay, thông thường sẽ có từ 4 món trở lên và gồm có các món cơ bản như nem chay, rau củ xào chay, canh nấm hoặc xôi chè...

Văn khấn nhập trạch

Văn khấn nhập trạch gồm 2 phần là văn khấn thần linh và khấn gia tiên. Lưu ý là văn khấn cần đọc rõ ràng, chân thành. Vì văn khấn nêu lên những mong muốn của chủ nhà với thần linh khi chuyển đến nhà mới. Theo quy tắc thì phải đọc văn khấn thần linh trước, sau đó đọc văn khấn gia tiên.

>> Xem ngay: Nhập trạch là gì? Những thủ tục và lưu ý cần thiết khi nhập trạch nhà mới

Các vật phẩm khác

Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số vật phẩm khác nhằm phục vụ cho buổi lễ nhập trạch.

  •           Bếp than để chính giữa cửa
  •           Chiếu hoặc nệm (đang dùng)
  •          Các thành viên trong nhà cần mang theo 1 vật phẩm sang nhà mới để lấy may như gạo, muối, vàng, tiền bạc, chổi mới, bếp…Tuyệt đối không được đi tay không.
Mâm cúng nhập trạch với các món mặn, gia đình có thể tuỳ biến theo điều kiện của gia đình.

Tiến hành nghi lễ nhập trạch

Ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số bước thực hiện thủ tục nhập trạch nhà mới. Gia chủ có thể tuỳ vào hoàn cảnh gia đình mà áp dụng.

  1.       Đầu tiên để bắt đầu nghi lễ bạn cần đốt lò than và để chính giữa cửa chính. Để tránh mất thời gian, có thể cử 1 thành viên trong nhà tới trước và thực hiện việc đốt lò.
  2.           Khi đồ dùng được chuyển tới thì bày mâm cúng ngay ngắn. Chuẩn bị sẵn các vật phẩm để làm lễ nhập trạch.
  3.           Chủ nhà bước qua lò than trước tiên, tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên. Chủ nhà nên là nam giới trụ cột trong gia đình. Khi bước qua lò than thì chân trái bước trước, chân phải bước sau.
  4.           Sau đó các thành viên trong nhà cũng lần lượt bước qua lò than. Tay cầm theo các vật phẩm đã chuẩn bị sẵn. Tuyệt đối không đi tay không.
  5.           Sau khi vào nhà mới, việc đầu tiên cần làm là thắp sáng nhà mới. Bạn có thể mở tất cả các bóng điện và cửa. Việc này tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
  6.           Các thành viên bày mâm cúng ở giữa nhà. Số khác thực hiện việc sắp xếp bàn thờ Tổ tiên, bàn thờ Ông địa, thần tài…
  7.           Một thành viên đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Các thành viên còn lại đứng chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
  8.           Sau khi đọc văn khấn xong. Trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ sẽ đi nấu nước pha trà. Việc nấu nước cũng mang ý nghĩa khai hoả, tạo sức sống cho nhà mới. Để nước sôi từ 5 – 7 phút trước khi pha trà. Trà pha xong dâng lên mâm cúng và cho các thành viên trong nhà dùng.
  9.           Tiến hành hoá vàng. Sau khi cháy hết dùng rượu rưới lên tàn tro.
  10.           3 hũ gạo – muối – nước nên giữ lại và đặt vào bàn thờ, biểu tượng cho sự no đủ.
  11.           Hoàn tất nghi lễ nhập trạch

Sau khi hoàn tất nghi lễ, gia đình hoàn toàn có thể chuyển đồ vào nhà mới. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể mời thầy cúng về làm lễ nhập trạch.

>> Xem ngay: 4 điều đại kỵ khi chuyển nhà nhập trạch

Trên đây là những thứ cần có trong lễ nhập trạch nhà mới. Nghi lễ không quá cầu kỳ, trên hết là sự thành tâm của con cháu với thần linh, tổ tiên. Chúc gia đình bạn mọi sự may mắn trong ngôi nhà mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xu hướng nổi bật - KIẾN TRÚC SINH THÁI

Bản thiết kế biệt thự 2 tầng 150m2 đơn giản hiện đại

5 quy tắc cơ bản trong bố trí nội thất phong thủy nhà bếp